Từ cao nguyên Rupsho
Tôi đã gặp Newang Tharchen, người đến từ Samad Rokchen khoảng 1 năm trước vào mùa thu 2021. Không quá xa khỏi làng bạn có thể nhìn thấy hồ Tso Kar đẹp tuyệt vời, một hồ nước mặt toạ lạc trên cao nguyên Rupshu thuộc Ladakh. Khu vực này là nhà của những người du mục thường xuyên dịch chuyển để tìm các thảm thực vật cho đàn gia súc của họ. Hướng du hành của họ phụ thuộc nhiều vào sự hiện diện của cỏ. Hàng năm, người du mục đi từ Startsa-phu để đến Changri. Rồi cứ mỗi tháng 5 theo lịch người Tibet (khoảng Tháng 6/7 dương lịch) họ lại dừng ở Rokchen, Rogchun, Mentzur và Dipring để bắt đầu thu hoạch len Pashmina. Sau đó người ta tiếp tục hành trình về phía Rena rồi lại trở về Ponggo-Nuggu. Đời sống sự di cư của người du mục dựa vào sự thay đổi của mùa. Họ dành phần lớn thời gian một mình, xa cách với người thân nhưng cứ mỗi năm một lần tất cả sẽ tụ họp tại Samad Rokchen vào tết Losar.
Ngày nay, nhiều người ở đây thường dành phần lớn mùa đông tại Leh, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhưng Nawang Tharchen khoảng 70 tuổi, lại dành cả đời mình chỉ ở Samad Rokchen. Ông ấy thực hành thiền định trong lúc em trai mình dịch chuyển với đàn gia súc. Nawang Tharchen chia sẻ một vài điều thú vị với tôi về Tso Kar. Trong quá khứ khi người du mục muốn di cư đến Startsa-phu họ chỉ đi khi mặt hồ đóng băng để quãng đường ngắn lại. Những sau vài dự án đào bới, nghiên cứu được thực hiện bởi chính phủ Ấn Độ khoảng 4 thập kỉ trước thì hồ này đã không còn đóng băng toàn phần nữa. Ngày nay chẳng ai dám đi bộ ngang mặt hồ như trước đây họ vẫn làm lúc hồ đóng băng hàng tháng trời. Sau khi đào, sắc mầu của nước cũng bắt đầu thay đổi. Đôi khi mầu đỏ bị thay thế cho sắc xanh thường thấy.
Ở miền đất của người du mục, con người buộc phải lệ thuộc vào thời tiết. Đôi khi nó khiến dân du mục không thể tiếp tục di chuyển. Có những lúc họ không đến được Zara-Phu do tuyết rơi quá dầy. Đôi khi thời tiết cũng gây nguy hiểm tới tính mạng. Vào năm 1998, tuyết rơi dầy đã giết tới 90% gia súc quanh Tso Kar. Thậm chí những động vật lớn như Yaks cũng gục như ngả rạ. Nawang Tharchen đã từng sở hữu 25 con bò Yak nhưng chỉ có 3 con sống sót, đàn 200 con cừu và dê chỉ còn lại 10 con. Ngày nay còn xuất hiện thêm những vấn đề khác liên quan đến khí hậu. Từ nhiều đời, người du mục luôn khao khát tuyết rơi. Vào nhiều dịp trọng đại họ mời những lama và Rinpoche để làm lễ gọi thêm mưa và tuyết rơi, nhưng không có gì xẩy ra cả. Đây là vẫn đề nghiêm trọng bởi ít tuyết rơi đồng nghĩa với ít cây cỏ hơn cho gia súc của họ Nó còn tác đông tới cả vùng hồ. Newang Tharchen đã thấy mực nước hồ Tso Kar sụt giảm hơn so với trước đây, ông lo sợ rằng ngày nào đó nó sẽ hoàn toàn cạn kiệt. Vậy tạo sao tuyết ngày càng ít rơi? Theo Nawang Tharchen là vì thần Lha và Lhu đang giận dữ do lòng tham của con người và ngày ngày càng thiếu tôn trọng những vị thần.