Người cưỡi ngựa Lobzang Ishey

Lobsang Ishey đến từ làng Rumbak. Ông bắt đầu kiếm sống bằng du lịch từ những năm 60 - ông kinh doanh homestay và làm nghề cưỡi ngựa. Giống như rất nhiều người ở Ladakh, đại dịch Covid đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của ông. Suốt những năm qua, Lobsang Ishey chứng kiến nhiều người ở Rumbak bán gia súc đi vì không có thời gian chăm chúng. Từ sau đại dịch Covid, một số gia đình cũng bán gia súc để kiếm thêm chút tiền. Lobsang Ishey có 9 con ngựa, ông không hề có ý định bán chúng mặc dù chăm chúng khá vất vả. Chính lũ ngựa đã giúp ông kiếm sống gần 4 thập kỷ nay. Trước khi làm nghề cưỡi ngựa, Lobsang Ishey đã vài lần cùng lũ ngựa của mình đến Daulat Beg Oldi, hay DBO, để tiếp tế cho quân đội. Ông ấy 17 tuổi khi đi như thế lần đầu tiên. Lần ấy ông đi cùng anh trai và cảm thấy đường đi rất dài. Trên đường đi ông thấy rất nhiều xương cốt, có lẽ là của các đoàn lữ hành thời trước. Xương thậm chí còn được sử dụng làm biển báo để chỉ đường đến biên giới. Ngay trước DBO là đèo Depsangla. Ông vẫn nhớ như in cảm giác choáng ngợp khi đứng trên đỉnh đèo và cảm thấy những ngọn núi xung quanh đều thấp xuống. Ông cá rằng một người dù khỏe đến đâu cũng sẽ say độ cao khi đứng trên con đèo đó. Ông tin rằng những con ngựa cũng bị say độ cao. Có lẽ đấy là lý do có rất nhiều xương động vật trên đường…

Previous
Previous

Những người du mục trên Cao nguyên Changthang

Next
Next

Cuộc truy đuổi đầy nghệ thuật của báo tuyết