Hành trình Du Mục (Kharnak và Leh)

Cao nguyên Changthang là nhà của những người du mục, những người luôn dịch chuyển để tìm những thảm xanh nhằm nuôi dưỡng đàn gia súc của mình mà phần lớn là bò Yaks, cừu và những chú dê. Lối sống và hướng dịch chuyển của người du mục thay đổi theo mùa. Hướng họ dịch chuyển phụ thuộc vào sự xuất hiện của các mảng cỏ xảnh. Hàng năm dân du mục có khi di chuyển hàng trăm cây số, đôi khi họ dừng chân để lấy len Pashmina hoặc tụ tập tại những lúc diễn ra các lễ hội tín ngưỡng quan trọng. Trong hành trình của mình, người du mục băng qua rất nhiều địa điểm, từ những con đèo vượt núi, thảo nguyên vùng Spangthang, khu định cư Yagang, thảo nguyên Zara Chu và làng Dat nơi họ sẽ tụ tập cả tháng mừng năm mới (Losar). Lối sống du mục chưa bao giờ là dễ dàng và ngày nay rất nhiều người đến từ Cao nguyên Changthang đã ổn định mãi mãi tại một vùng ngoại ô của Leh có tên là Kharnakling. Hành trình này sẽ đưa bạn đến với Cao nguyên Changthang để gặp rất ít những người du mục còn lại và trở về Kharnakling nơi họ tiếp tục duy trì sợi dây kết nối với cộng đồng của mình bằng cách dệt thảm và kể những câu chuyện về quê hương mình. Ngày càng nhiều người du mục đến và định cư tại Kharnakling, hành trình này sẽ cung cấp cho bạn một cơ hội hiếm có để đắm chìm vào lối sống hiếm còn lại của những người du mục Ladakh.

Ngày 1

Đón khách tại sân bay để tới khách sạn. Dành cả ngày để làm quen với khí hậu ở độ cao lớn.

Ngày 2

Buổi sáng: Thăm quan Thiksey và Hemis, 2 tu viện nằm ở phía Đông Nam của Leh.

Buổi chiều: Ghé Shanti Stupa, nơi bạn ngắm nhìn toàn thành phố Leh.

Ngày 3

Buổi sáng: đoàn di chuyển đến Rumbak

Buổi chiều: Dạo bộ từ Rumbak đến Yurutse và trở về homestay tại Rumbak. Chuyến đi ngắn tới Rumbak sẽ đưa bạn đến Công viên Quốc gia Hemis và trải nghiệm Làng homestay cũng như làm quen với độ cao 4,000 mét nhằm chuẩn bị cho chuyến đi đến vùng cao nguyên Changthang. Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu về khái niệm và cách tổ chức của những homestay trong khu vực Công viên Quốc gia.

Ngày 4

Buổi sáng: sau bữa sáng xe đưa đoàn trở về Leh.

Buổi chiều: đoàn thăm quan phố cổ Leh và tìm hiểu thêm về lịch sử cổ đại của Ladakh.

Ngày 5

Trong khi di chuyển đến Kharnak, đoàn sẽ đi qua những phong cảnh độc đáo được hình thành bởi sự va chạm của mảng Á-Âu với mảng Ấn Độ tạo nên những đặc tính đặc biệt và sắc mầu trong các tầng địa chất. Chúng ta sẽ vượt hẻm Gya-Meru và chinh phục đèo Taglang La toạ lạc ở độ cao 5,300 mét. Đoàn sẽ hạ trại tại Spangchen, điểm chăn thả tại cao độ 4,300 mét.

Ngày 6

Chúng ta sẽ khám phá xung quanh khu vực, lần theo những hoạt động của người du mục như vắt sữa, mở chuồng cho gia súc vào buổi sáng, đi theo những người chăn cừu (Sherpherd), quan sát họ dệt và làm các sản phẩm từ sữa. Sẽ có rất nhiều cơ hội cho bạn chụp được những khoảnh khắc trong ngày và khi họ đưa gia súc trở về vào hoàng hôn.

*Ghi chú: tuỳ vào thời điểm trong năm mà chung ta có thể chứng kiến hành trình di trú của những người du mục.

Ngày 7

Ngày thứ 7 của chúng sẽ tương tư ngày trước đó.

Ngày 8

Lên đường trở lại Leh trên đường qua hồ Tso Khar, khu vực được bảo hộ bởi Công ước Ramsar hay còn được biết đến là “Công ước bảo vệ vùng Ngập nước”, một hiệp ước liên chính phủ được thành lập từ năm 1971 bởi UNESCO. Tại Tso Khar, bạn có thể ngắm nhìn loài Sếu cổ đen hiếm có, cũng chính là loài chim đại diện của vùng Ladakh

Ngày 9

Đoàn đến thăm khu định cư Kharnakling để so sánh và hiểu về lối sống của những người du mục đã quyết định ở lại gần Leh. Chúng ta dùng bữa tối cuối cùng với nhau tại Leh.

Ngày 10

Tạm biệt đoàn.

 

Previous
Previous

•Hành trình Phật giáo Mật tông tại Ladakh

Next
Next

•Hành trình khám phá Zanskar